THU HOẠCH RETREAT
Neo mình khi ta chơi vơi
Cùng học và thực hành Nghệ thuật ôm giữ không gian cho bản thân (The Art of Holding Space for Yourself) để biết cách tìm cho mình điểm neo, vững vàng vượt qua các thách thức trong cuộc sống.
26/6 - 30/6/2024
tại Vườn Xả, Buôn Ma Thuột
Đã đến lúc để ƯU TIÊN CHÍNH MÌNH
Chương trình retreat “Nghệ thuật ôm giữ không gian cho bản thân: Neo mình khi ta chơi vơi” tại Vườn Xả có thể là cái cớ bạn cần để ưu tiên chính mình. Tại retreat, bạn được:
Ôm giữ không gian nghĩa là chúng ta sẵn lòng đồng hành cùng ai đó hoặc một nhóm người nào đó xuyên suốt hành trình đi qua ngưỡng chuyển giao của họ. Chúng ta làm điều này mà không khiến họ cảm thấy mình không xứng đáng, không cố gắng sửa chữa họ, cũng như không cố tác động tới kết quả của việc chuyển hóa. Thay vào đó, chúng ta đến bên họ với trái tim rộng mở, trao đi sự hỗ trợ vô điều kiện, và buông bỏ sự phán xét cùng nhu cầu kiểm soát của chính mình.
(Heather Plett, Nghệ thuật ôm giữ không gian)
Sẽ ra sao nếu “ai đó” là chính mình?
Nếu chính bạn đang mong muốn ôm giữ không gian cho bản thân, bạn muốn trao điều gì nhất cho chính mình?
Hãy viết lại những từ khóa từ đoạn viết trên đã để ấn tượng mạnh trong bạn. Ngẫm nghĩ xem những từ khóa đó đang biểu hiện như thế nào bên trong bạn và giữa các mối quan hệ của bạn với người khác?
Các thỏa thuận chung sống và làm việc
Hành trình khám phá chiếc bát của mình
Ngày 1
Ngưỡng chuyển giao
DANH TÍNH A
Hành trình buông
DANH TÍNH B
Hành trình trở thành
Ngày 2
Điều gì đang ở trong
chiếc bát của mình?
Bạn đang ở đâu trên hành trình ôm giữ không gian cho chính mình?
Sau mỗi ngày, cùng nhìn lại xem bạn đang ở đâu, đang khám phá thêm được điều gì về hành trình này.
Hiện diện
Tôi có thể quan sát trọn vẹn những biến động nội tâm của mình với tâm thế rộng mở. Tôi để ý những cảm giác trên cơ thể mình, gọi tên những cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách mạch lạc.
Bao bọc
Tôi biết những phương thức để điều hòa cảm xúc nhằm giúp tôi trong những khoảnh khắc đối diện với âu lo hay sợ hãi. Tôi biết giữ những ranh giới cho bản thân và trong các mối quan hệ để mình có được sự bảo bọc cần thiết. Tôi có thể nương tựa vào những mối quan hệ tin tưởng khi cần.
Thấu cảm
Không phán xét
Chỉ dẫn
có chọn lọc
Tôi sẵn sàng và chủ ý dành thời gian ưu tiên để lắng nghe bản thân mình vì tôi biết đây là điều quan trọng. Tôi thực hành trao yêu thương trọn vẹn cho bản thân tôi. Tôi biết và có khả năng tìm đến những không gian nơi tôi có được sự lắng nghe và thấu cảm.
Tôi có thể gọi tên rõ ràng những lời phán xét tôi dành cho bản thân mình. Tôi có thể nhận ra những lời phán xét có đến từ đâu trong trải nghiệm quá khứ hay những mối quan hệ xung quanh tôi. Và tôi có những thực hành để chuyển hóa những phán xét này.
Tôi cho bản thân mfnh những không gian và cơ hội để thử nghiệm và khám phá những điều mới mẻ. Tôi cũng cởi mở để hỏi xin những trợ giúp và lời khuyên khi cần, nhưng tôi cũng tin rằng mình mới là người quyết định cuối cùng.
Không gian
cho sự phức tạp
Tôi nhận ra mình không còn bó buộc mình với những phân định giản đơn và rạch ròi về bản thân. Tôi đón nhận và dần thoải mái với sự thay đổi liên tục, những tầng lớp và góc cạnh bất ngờ của bản thân từng ngày.
Quyền tự chủ
Sự linh hoạt
Kết nối
Tôi trao cho bản thân mình quyền tự quyết về những lựa chọn cuộc đời của mình và nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với từng quyết định đó mà không cần người khác phải sai khiến. Tôi yêu cầu quyền tự quyết cho chính tôi nếu người khác có biểu hiện áp đặt.
Tôi rèn luyện sự thoải mái với những thay đổi liên tục từ bên ngoài và bên trong mình. Tôi dần dần gỡ bỏ những điều “phải” và “nên” về danh tính của chính mình và tò mò khám phá những góc cạnh đa dạng bên trong mình. Tôi sẵn sàng thích nghi và thay đổi mà không chìm đắm trong cảm xúc tự trách móc bản thân.
Tôi ý thức và có thể tìm đến những điều hay nơi chón giúp tôi có sự kết nối với bản thân mình. Tôi có những thực hành giúp tôi kết nối với những nguồn năng lượng lớn hơn.
Tôi có thể nhận thức và bóc tách những định kiến mình đang có về bản thân, cũng như về người khác. Tôi ý thức và nhận ra những tác động của hệ thống xã hội xung quanh lên những định kiến đó, cũng như đối với sự tổn thương của chính tôi.
Đồng minh
“Hãy từ bỏ mong muốn đơn giản hóa mọi thứ, tìm kiếm các công thức và câu trả lời dễ dàng, thay vào đó hãy bắt đầu tư duy đa chiều, trân trọng những ẩn số và nghịch của cuộc sống, cũng như không gục ngã bởi vô vàn nhân quả trong từng trải nghiệm - trân trọng sự thật rằng cuộc sống vốn vẫn luôn phức tạp như thế.”
(M. Scott Peck)
Chiều ngày 2
Điều gì đang mong được mình nhìn thấy?
Ngày 3
Thu hoạch vòng tròn chia sẻ và lắng nghe nhu cầu
sáng ngày 3
Mình cần gì để bước đi trên hành trình neo mình?
Mình nhận ra điều gì?
Chiều ngày 3
Không Gian Mở
Khi cả hai cùng chơi vơi, chúng ta có thể ôm giữ không gian cho nhau như thế nào?
Ôm giữ không gian ra sao khi năng lượng của bản thân đang thấp?
Làm sao để ôm giữ không gian cho 1 người đã có những hành xử “tệ” mà không khiến họ cảm thấy bị khinh thường?
Làm sao để nghỉ ngơi mà không buông bỏ hay cảm thấy tội lỗi?
Làm thế nào khi người điều phối, người chăm sóc, cạn năng lượng mà vẫn cần ôm giữ không gian cho người khác?
Xa vườn em nhớ
Sáng tác bởi Viện
Xa vườn em nhớ
Tháng ngày đến rồi đi
Như một quán trọ
Còn lại gì trong em
Giọt nước lăn dài
Như mưa rơi trên lá.
Khi người còn ở đó
Em hứa sẽ quay về
Như loài chim không tổ
Em cần một quán trọ
Để một ngày nghĩ chân.
Bay về miền đất đỏ
Em thấy nhẹ lòng em
Những nỗi niềm khó nói
Em để lại nơi này.
Khi màn đêm thức giấc
Tí tách hạt mưa bay
Quay quần bên Nhà Lửa
Giọt nước được hong khô
Tắc kè tắc kè tắc kè.....tắc kè...
Hỡi ơi ...những người lạ
Sao làm em nhớ thương.
"Xoài Mẹ vẫn ở đó
Để ôm em vào lòng
Trong lặng thinh em thấy
Tình yêu thương vô bờ."
Sáng ngày 4
Mình muốn đặt xuống điều gì?
Mình chọn điều gì?
Chiều ngày 4
Chúng ta đang học được gì từ
việc neo mình trong chơi vơi cùng nhau?
Đêm Quây Quần
Sáng ngày 5
Chúng ta tìm thấy gì cho chính mình?
Tổng hợp các khái niệm:
Chúng ta trao điều gì cho chính mình trong việc ôm giữ không gian cho bản thân?
Quay lại mô hình chiếc bát
Tổng hợp các
thực hành
Nghi thức tốt nghiệp
Cam kết với chính mình
Đây là câu chuyện
Chúng tôi đã tìm thấy
chúng tôi như thế đấy
Những khoảnh khắc
chăm mình, chăm nhau
Chiếc bát của mình đã vơi bớt điều gì? Mình đã khám phá thêm điều gì về bản thân?
Người đồng hành
Đội ngũ điều phối đều được tập huấn theo mô hình ôm giữ không gian cùng The Centre for Holding Space, sẽ là người tạo ra không gian và cơ hội giúp bạn được soi chiếu và ở lâu hơn với những chơi vơi để nhận ra những sự thật sâu sắc của chính bạn.
Nam Taro
Nam thích những câu hỏi chưa-có-câu-trả-lời và thích những ngẫm nghĩ không đầu không đuôi nhưng lại có thể mang đến những ý tưởng bất ngờ. Nam tốt nghiệp Thạc Sĩ Khoa Học về Nghiên Cứu Tổ Chức từ ĐH Tilburg (Hà Lan) và đã có 10 năm tạo không gian đối thoại, kết nối và đổi mới cho các tổ chức giáo dục để phát triển năng lưc trao quyền và đồng kiến tạo ở Nhật Bản, Hà Lan và Việt Nam. Trong đó, Nam có 4 năm làm điều phối viên toàn thời gian cho tập đoàn giáo dục Kumon tại Osaka cho các vòng tròn tương tác liên văn hóa với thành viên tham gia đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nam là giảng viên trong chương trình Holding Space Foundation trong 3 năm; hiện là Master Practitioner được chứng nhận bởi The Centre for Holding Space, và đồng thời là thành viên điều phối cho các vòng tròn cộng đồng tại The Circle Way.
Trần Thị Mai Ly
5+ năm điều phối đối thoại, kiến tạo không gian kết nối, Đào tạo Phương pháp Vòng tròn bằng Tiếng Việt tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển các dự án chăm sóc sức khoẻ tinh thần cộng đồng dựa vào phương pháp Vòng tròn. Ly đã hoàn tất Holding Space Foundation (The Centre for Holding Space - Canada) và chương trình đào tạo giảng viên Chương trình Thiết kế Vòng tròn chữa lành từ Healing Circles Global. Năm 2023, Ly nhận học bổng toàn phần chương trình tập huấn chuyên sâu về học thuyết Polyvagal, học thuyết về khoa học thần kinh, Học viện Polyvagal, Hoa Kỳ. Các đơn vị cô đã từng hợp tác: Đại học FPT, Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển cộng đồng (SCDI), Healing Circles Global (US).
Bùi Mai Phương
Trong 4 năm qua, Phương thiết kế và điều phối hơn 30+ chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần sử dụng nền tảng chánh niệm và vòng tròn, cùng với các hoạt động nghệ thuật biểu đạt để hỗ trợ tiến trình hàn gắn của các đối tượng khác nhau: từ người bệnh ung thư, phụ nữ, người trẻ có tổn thương thời thơ ấu, thanh thiếu niên sử dụng chất,... Phương đã hoàn tất chương trình Holding Space Foundation (The Centre for Holding Space - Canada) và chương trình đào tạo giảng viên khoá học (TOT) Thiết kế Vòng tròn chữa lành từ Healing Circles Global. Năm 2024, Phương được chứng nhận là Certified Instructor của chương trình Compassion-based Resilience Training (Nalanda Institute).
Liên lạc
Website
lytm93@gmail.com
Vườn Xả
TRòn lành Việt Nam